Vào năm thứ 6 công nguyên, một ngọn lửa đã tàn phá thành Rome. Để ứng phó, Hoàng Đế Augustus đã làm điều mà chưa ai trước đó từng làm trong lịch sử đế chế La Mã. Ông đã thành lập một nhóm lính cứu hỏa thường trực những người sẽ dùng những cái xô như này. Augustus hiểu rằng những người dân sẽ không thể tự bảo vệ mình trước hỏa hoạn. Họ cần sự giúp đỡ từ cộng đồng. Khi nhà ai đó bị cháy, đó sẽ là mối nguy hại tới những gia đình khác.
Và những gì chúng ta thấy trong vài năm qua
gần giống như một đám cháy kinh hoàng. Đại dịch COVID đã lấy đi sinh mạng của hàng triệu người và làm đảo lộn nền kinh tế, và chúng ta muốn ngăn chặn điều đó tái diễn. COVID, thật khó để phóng đại về sự khủng khiếp mà nó gây ra. Gia tăng sự bất bình đẳng về sức khỏe giữa người giàu và người nghèo. Sinh mạng phụ thuộc một phần vào thu nhập, chủng tộc, và nơi chúng ta sinh sống. Và chúng ta nên nắm lấy cơ hội này để tạo ra một thế giới nơi mọi người có cơ hội để được sống lành mạnh và tích cực. Đó cũng là một cuộc sống tự do trước nỗi lo về một đại dịch COVID-19 phía trước.
Khi tôi đứng tại đây hồi năm 2015, tôi là một trong số nhiều người đã tiên đoán rằng chúng ta chưa sẵn sàng và chúng ta cần phải chuẩn bị. Chúng ta đã lỡ dịp. Bài phát biểu nhận được nhiều sự quan tâm. Nhưng 90% số người xem tìm tới khi mọi thứ đã rồi.
Vậy giờ tôi hy vọng hoàn cảnh đã rõ ràng. Và dĩ nhiên, ta đã học được nhiều điều. Trong cuộc đại dịch này, có nhiều thứ tiến triển tốt, và nhiều thứ khác thì không. Và chúng ta đã có tất cả kiến thức để xây dựng một hệ thống ngăn ngừa dịch bệnh.
COVID-19 có thể là đại dịch cuối
nếu chúng ta có những nước đi đúng đắn. Vậy bằng cách nào, và những chiến lược đó là gì? Chà, hãy nhìn lại những gì mà người La Mã đã làm. Hãy nghĩ về việc, theo thời gian, chúng ta đã ngăn ngừa hiệu quả các đám cháy lớn. Phòng cháy cũng là một công việc phổ biến. Được đầu tư hợp lý. Có nhận thức rõ ràng. Giờ đây, nếu chuông báo động vang lên, mọi người sẽ biết mình cần bình tĩnh tập trung lại, đi ra ngoài và chờ đợi sự chỉ dẫn. Chúng ta biết rằng ứng cứu đang tới bởi vì chúng ta có những người lính cứu hỏa họ được đào tạo thực tế. Chỉ tính riêng Hoa Kỳ có 370 nghìn lính cứu hỏa thường trực, thậm chí là còn nhiều hơn con số đó. Chúng ta cũng có nguồn nước dự phòng. Ví dụ, ở Mỹ, có gần chín triệu trụ nước cứu hỏa. Và sự đầu tư tương tự, cho việc đào tạo huấn luyện, và xây dựng các hệ thống là những gì chúng ta cần để ngăn chặn đại dịch.
Cho tới giờ, những đại dịch, mà chúng ta thấy trên phim. Và tôi luôn ấn tượng với những gì diễn ra. Hãy ngó qua một ví dụ về sự phản ứng nhanh này.
Chà, khá ấn tượng. Chẳng cần tới âm thanh, chúng ta đều thấy được chính xác những gì sẽ sảy ra. Dịch bệnh bùng phát. Rất nhanh chóng, chỉ trong vài ngày, các bác sĩ được phái đến. Họ có máy bay trực thăng để di chuyển đến tâm dịch. Họ tới đó, và đem theo những thiết bị phù hợp. Và đó là điều nên diễn ra khi có dịch bệnh bùng phát.
Nhưng chúng ta thiếu nguồn lực, cơ sở vật chất y tế. Và nếu dịch bệnh bùng phát ở một quốc gia có thu nhập thấp, có thể sẽ mất hàng tháng trời trước khi chúng ta bắt đầu việc dàn xếp những nguồn lực này.
Vậy nên dù trên phim là vậy, nhưng vẫn chưa có nhóm chuyên gia nào sẵn sàng phòng chống thảm họa này. Vì thế chúng ta phải lập ra một nhóm mới. Tôi tin rằng chúng ta cần lập ra một nhóm mà tôi gọi là GERM. GERM là viết tắt của Huy Động và Ứng Phó Bệnh Dịch Toàn Cầu. Đây là nhóm thường trực. Và ưu tiên duy nhất của nhóm là ngăn ngừa đại dịch. Tập hợp những chuyên gia với nhiều lĩnh vực chuyên môn đa dạng: họ là những nhà dịch tễ học, khoa học dữ liệu, chuyên gia hậu cần. Và không dừng lại ở hiểu biết về y tế và khoa học. Họ cũng cần phải có những kĩ năng về ngoại giao và liên lạc. Chi phí của nhóm cũng rất đáng kể. Hơn một tỉ USD mỗi năm để hỗ trợ cho một nhóm gồm 3000 người. Và với nhiệm vụ ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trước khi nó trở thành đại dịch. Công việc có thể được điều phối bởi WHO. Họ sẽ có mặt ở nhiều nơi trên khắp thế giới, làm việc tại các cơ quan y tế cộng đồng. Họ sẽ liên kết chặt chẽ với các nhóm y tế nội địa, tùy thuộc vào mức thu nhập. Cần có nhiều thành viên ở các quốc gia có thu nhập thấp. Mọi người biết đấy, ví dụ, chúng ta có các thành viên nhóm GERM là các nhà dịch tễ học, làm việc tại văn phòng CDC Châu Phi ở Abuja. Và một điều tối quan trọng giống như những người lính cứu hỏa, là nhóm GERM sẽ thao luyện. Muốn phản ứng nhanh chóng, đảm bảo khi có mọi thứ trong tay và được triển khai sớm, thì tập luyện là chìa khóa. Đó là cách để đảm bảo rằng mọi người biết phải làm những gì.
Vậy thì, nhóm GERM, sẽ có những giai đoạn mà không có mối nguy hại từ dịch bệnh và họ có thể duy trì kĩ năng thành thạo nhờ nghiên cứu một vài căn bệnh lây nhiễm khác, nhưng đó sẽ là ưu tiên thứ yếu. Họ sẽ làm việc với các nước để củng cố các hệ thống y tế. Các hệ thống y tế là các trận địa. Mọi người cần biết rằng nếu, giả sử, nhiều người xuất hiện triệu chứng ho lạ thường, và khi đó nhóm cần xem xét và đưa ra nhận định, đây có phải là bệnh lây lan hay không? Đó có phải là mầm bệnh mới? Trình tự ứng phó sẽ là gì? Và với tình hình này, 100 ngày đầu sẽ là chìa khóa. Vi-rút lây lan theo cấp số mũ. Và nếu chúng ta ở đó khi có tỉ lệ lây nhiễm thật sự nhỏ, thì rất có thể ngăn chặn được sự lây lan.
Chúng ta điều biết, trong dịch bệnh này, nếu có thể ngăn chặn chỉ trong 100 ngày, chúng ta sẽ có thể cứu được tới 98% sinh mạng. Tới nay, đã có những quốc gia thực hiện rất tốt. Australia là một ví dụ. Họ đã sắp xếp khả năng chẩn đoán. Họ đưa ra những chính sách về dãn cách và cách ly. Và tỉ lệ tử vong theo đầu người ít hơn 1/10 so với các quốc gia khác. Còn chúng ta và cả thế giới đã không làm vậy. Và đó là những gì chúng ta sẽ phải làm trong lần tới.
Khi COVID tấn công, chúng ta chẳng khác gì thành Rome thiếu người lính cứu hỏa và những cái xô. Chúng ta không có nguồn lực, thiếu các hệ thống và công cụ cần thiết. Giờ đây, với sự đầu tư hợp lý, chúng ta có thể có những công cụ hoàn toàn mới, những chẩn đoán hiệu quả hơn, những phương pháp trị liệu và các loại vaccine. Một ví dụ hay trong lĩnh vực chẩn đoán đó là thiết bị nhỏ này, đây gọi là máy Lumira. Chúng ta có thể phân phối nó ra toàn thế giới để xét nghiệm với bất kì loại bệnh nào. Nó đắt gấp 10 lần PCR, hoàn toàn chính xác và gọn nhẹ. Và nó có thể được dùng ở bất cứ đâu. Ta cần đầu tư nghiên cứu và phát triển. Một thứ mà tôi rất hứng thú đó là ý tưởng về một loại thuốc mà khi hít vào sẽ ngăn ngừa sự lây nhiễm. Đó có thể là một mầm bệnh độc lập và kích hoạt hệ miễn dịch để bảo vệ bạn. Có rất nhiều công cụ, những công cụ chẩn đoán và ngăn chặn sự lây nhiễm thì vô cùng quan trọng bởi vì chúng sẽ giúp chúng ta chuẩn bị trước. Và chúng ta cũng cần vaccine, nhưng muốn ngăn chặn bùng phát trước đó chúng ta phải có những chiến dịch tiêm chủng toàn cầu. Mà vì thế vaccine mới có thể đem đến nhiều vai trò khác nhau, nhưng sẽ đóng vai trò phụ. Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn thế.
Khi nhìn vào các loại vaccine, chúng là phép màu hóa giải dịch bệnh này. Vaccine bảo vệ sinh mạng của hàng triệu người, và có thể còn hơn thế. Chúng ta cần đầu tư để vaccine dễ dàng phân phối mà chỉ với một miếng dán ốp lên cánh tay hay loại thuốc dùng để hít. Chúng ta cần vaccine thực sự chặn đứng lây nhiễm. Hiện tại, đã có nhiều kiểu lây nhiễm đột phá. Chúng ta cần những loại vaccine phổ rộng, giúp chống lại hầu hết các biến thể mới xuất hiện, thứ mà chúng ta đang chưa có. Chúng ta cũng cần các nhà máy luôn sẵn sàng để có thể sản xuất vaccine cho toàn bộ thế giới chỉ trong vòng sáu tháng và đem đến sự cân bằng. Những loại vaccine cũng có thể làm thứ gì đó siêu hiệu quả, mà sẽ giúp diệt trừ toàn bộ họ vi-rút. Những loại vaccine cải tiến mới được sử dụng phù hợp có thể loại bỏ các chủng vi-rút cúm, vi-rút corona. Và đó là trọng trách lớn, kể cả trong những năm tháng bình thường, và nếu chúng ta làm được, thì đại dịch sẽ không sảy ra nữa.
Vì vậy mà tôi nhắc đến việc đầu tư trong ba lĩnh vực chính: Kiểm soát bệnh dịch, chính là nhóm GERM. Nghiên cứu, phát triển những công cụ hiệu quả hơn. Và cuối cùng, đắt đỏ nhất, chính là cải thiện các hệ thống y tế. Sẽ không hề rẻ, nhưng sẽ tiết kiệm sinh mạng. Mà thậm chí còn tiết kiệm tài chính về lâu dài. Giống như một chính sách bảo hiểm.
Cái giá để ngăn chặn đại dịch tiếp theo sẽ lên tới hàng chục tỉ USD. Nhưng hãy so sánh với những gì mà chúng ta đã trải qua. IMF đã ước tính rằng COVID đã gây thiệt hại gần 14 nghìn tỉ USD. Và chúng ta cần bỏ ra hàng tỉ USD để cứu vãn hàng nghìn tỉ USD. Và đó là giải pháp tối ưu nhất. Kể cả khi không có bệnh dịch bùng phát, những khoản đầu tư vào Lumira, hay các loại vaccine mới, sẽ giúp con người sống khỏe mạnh hơn. Rút ngắn khoản cách, bình đẳng về sức khỏe, đó là lỗ hổng lớn, khoảng cách giàu nghèo. Ví dụ như, chúng ta có thể phát hiện nhiều hơn các ca nhiễm HIV và có phác đồ điều trị tốt hơn. Chúng ta có thể giảm tỉ lệ tử vong do căn bệnh sốt rét. Nhiều người sẽ được chăm sóc sức khỏe với chất lượng cao. Không chỉ là loại thuốc giảm đau dùng để ngăn mọi thứ trở nên tồi tệ, mà đó còn là cơ hội khiến mọi thứ trở nên tốt hơn.
Nếu có những nước đi đúng đắn, chúng ta có thể khiến COVID-19 trở thành đại dịch cuối cùng, và xây dựng thế giới công bằng và lành mạnh hơn tới mọi người.
(Vỗ tay) Helen Walters: Cám ơn anh rất nhiều. Tôi có một vài câu hỏi sau và một trong số đó quan tâm về hiện trạng của nhóm GERM. Vì anh nói đến chi phí của nhóm sẽ khoảng một tỉ USD, và nó đến từ WHO, nhưng ai đang vận hành nhóm, nhóm hoạt động ra sao, và làm thế nào để khởi động nhóm?
BG: Chà, nhóm GERM không có thật. Đó chỉ là một đề xuất mà tôi đặt ra trước mắt với hy vọng trong những năm tới, khi sự mất mát đến từ đại dịch vẫn còn in sâu trong tâm trí mọi người, mọi người sẽ cùng đồng thuận. Chính phủ các nước phát triển sẽ phải thúc đẩy tất cả hình thức viện trợ và huy động số tiền đó. Cách thức hoạt động của các hệ thống nhân sự, được kiểm soát bởi WHO, nhưng đó sẽ là nhóm thực sự hiệu quả, và sẽ có nhiều tranh cãi về việc làm thế nào cho tốt. Vì vậy, tôi đưa ra đề xuất và hy vọng trong vài năm tới mọi người sẽ hưởng ứng.
HW: Vậy tiếp theo anh sẽ đề cập điều gì?
BG: À, đó sẽ là chính phủ những nước phát triển. WHO tổ chức hội nghị lớn hằng năm, đó là Đại Hội Đồng Y Tế Thế Giới, và sẽ tới lúc ai đó sẽ đề xuất nghị quyết và chúng ta sẽ xem xét những nguồn lực bổ sung có thể tham gia. Sau thế chiến thứ hai, chúng ta đã làm được nhiều thứ. Chúng ta đã thành lập ra Liên Hợp Quốc, chúng ta bàn nhiều về chiến tranh. Tôi đã khá bất ngờ, dù cho, như mọi người thấy, diễn biến hiện giờ vẫn không như chúng ta mong đợi, và sẽ còn bất ngờ hơn nếu chúng ta không xúc tiến một thứ gì đó gần giống với những gì tôi đã nhắc đến.
HW: Đây là một câu hỏi cá nhân. Anh biết đấy, những người mà phản đối vaccine, họ lên tiếng, về vấn đề cá nhân. Tôi chỉ thắc mắc rằng, anh đối mặt với chuyện đó ra sao?
BG: Chà, Câu hỏi này khá dị.
Hiện giờ, quỹ Gates Foundation, đã tham gia vào lĩnh vực vaccine, phát minh và đầu tư vào những loại vaccine mới, Và chúng tôi tự hào rằng thông qua những nỗ lực chung như liên minh GAVI, đã cứu hàng chục triệu sinh mạng. Vì vậy phần nào đó sẽ hơi mỉa mai tới những ai xung quanh đang nói, rằng chúng tôi sử dụng vaccine để hại mọi người hay chỉ để kiếm tiền hay, chúng tôi tạo ra đại dịch, kể cả những câu chuyện nghe lạ tai, như bằng cách nào đó, tôi muốn theo dõi mọi người bởi vì tôi rất thèm khát muốn có được vị trí nơi mọi người ở.
Tôi cũng không biết phải làm sao với những tin như vậy.
Mọi người thấy, chuyện này có thể đưa ta đến một nơi, mà ở đó toàn những con người điên rồ không nhỉ? Ai mà biết được? Nhưng, mọi người, hi vọng rằng, khi đại dịch nguôi đi, khi mọi người có hiểu biết hơn, thì vaccine là một phép màu và sẽ còn nhiều thứ chúng ta có thể làm.
HW: Tương lai giờ đây đang nằm trong tay chúng ta.
Bill Gates, rất cám ơn anh vì đã tới đây.
BG: Cám ơn mọi người.
https://www.ted.com/talks/bill_gates_we_can_make_covid_19_the_last_pandemic/transcript?language=vi